Hà Nội: (024) 32 028 112 - Hồ Chí Minh: (028) 36 229 885 sales@pacisoft.com

Cảnh báo mua phần mềm bản quyền giả, lậu: giá hời hay trò lừa đảo?

Jun 27, 2019 | Tư vấn mua

Yếu tố TIẾT KIỆM khi trang bị cơ sở vật chất – hạ tầng cho cơ quan hay nhu cầu mua sắm GIẢ RẺ là mong muốn chính đáng của khách hàng, tuy nhiên cần nhận thức ĐÚNG để tránh những hậu quả đáng tiếc khi mua phần mềm. Miễn phí dùng thử; giảm giá X% so với nhà cung cấp chính hãng; mua máy tính chiết khấu phần mềm bản quyền: ưu đãi hay lợi bất cập hại?

Thị trường phần mềm bản quyền giá rẻ tràn lan

Không còn quá ngạc nhiên khi Việt Nam luôn nằm trong top xài phần mềm giả, lậu cao nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với 74% năm 2016, không chỉ người dùng cá nhân mà còn có cả các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay, chế tài về việc kinh doanh, sử dụng phần mềm lậu, giả được áp dụng rộng rãi và siết chặt nhằm nâng cao nhận thức của người dùng về quyền sở hữu trí tuệ về bản quyền phần mềm máy tính cũng như các quyền liên quan. Tuy nhiên, kết quả mang lại vẫn chưa đáp ứng được kì vọng của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

Kết quả cuộc điều tra “Phần mềm Toàn cầu 2018: Quản lý phần mềm – Đòi hỏi bắt buộc về an ninh và Cơ hội kinh doanh toàn cầu” của BSA (Liên minh phần mềm doanh nghiệp quốc tế) cho thấy, tình trạng sử dụng phần mềm trái phép tuy có giảm nhẹ, nhưng vẫn còn phổ biến. Dù trên toàn cầu, tỷ lệ cài đặt phần mềm trái phép đã giảm 2% trong hai năm qua, nhưng tỷ lệ sử dụng phần mềm trái phép vẫn ở mức báo động, chiếm 37% lượng phần mềm được cài đặt trên máy tính cá nhân. Giá trị thương mại tổng thể của phần mềm trái phép cũng đã giảm, nhưng đa số các quốc gia trong cuộc khảo sát đều có tỷ lệ phần mềm trái phép từ 50% trở lên. (Theo báo Tiền Phong, 2018)

Ở Việt Nam, hệ thống các nhà phân phối phần mềm chính hãng luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu mua sắm, trang bị bản quyền phần mềm các doanh nghiệp, cá nhân. Với giá cả hợp lý, chiết khấu cao, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hỗ trợ kĩ thuật trong và sau khi mua sản phẩm chính là những ưu điểm tuyệt vời khi lựa chọn đúng nguồn mua hàng, nhưng quan trọng hơn hết SẢN PHẨM CHÍNH HÃNG mới là yếu tố giúp khách hàng yên tâm đặt niềm tin.

Image result for mua bản quyền pacisoft

Tuy nhiên, hai chữ GIÁ CẢ vẫn khiến người dùng phân vân khi đưa ra quyết định mua hàng, góp phần cho các cá nhân, đơn vị kinh doanh phần mềm bản quyền lậu có cơ hội trục lợi. Nhiều cửa hàng ảo trên các trang thương mại điện tử trực tuyến như Shopee, Sendo, Lazada, Adayroi… rao bán bản quyền nhiều phần mềm có thương hiệu uy tín với giá rẻ cực sốc, có khi chỉ bằng 50-60% mức giá niêm yết của các đại lý ủy quyền chính hãng.

Với hình ảnh minh họa, quy cách đóng gói và thông tin khá đầy đủ về nguồn gốc sản phẩm khiến người dùng tin tưởng là hàng thật, hàng chính hãng nhưng thực ra lại là một cú lừa, lợi dụng các kẽ hở trong chính sách và hệ thống quản lý bán lẻ trực tuyến để thực hiện chiêu trò kinh doanh. Bởi lẽ, chỉ cần khai báo vài thông tin để đăng ký tài khoản bán hàng rồi rao bán sản phẩm kèm theo mức giá hấp dẫn, các trang bán hàng đã đạt được mục đích.

Đơn cử dưới đây là thông tin rao bán bản quyền phần mềm diệt virus Kaspersky 1PC trên trang mua hàng online Lazada. Đầu tiên chúng ta có thể thấy tên gọi sản phẩm thiếu chuyên nghiệp “phần mềm diệt virut kaspersky Anti 1PC 2019”. Thứ hai, giá bán discount tới 50% so với giá phân phối chính thức. Thứ ba, hình ảnh minh họa cho sản phẩm chủ yếu đánh vào tâm lý khách hàng là những dòng feedback 5sao mà không mô tả chi tiết sản phẩm bao gồm những gì. Và cuối cùng, đơn vị phân phối là một shop mang tên “QUẠT ĐIỀU HÒA AROMA” chả liên quan gì đến việc mua bán phần mềm bản quyền.

Hình thức đóng gói sản phẩm Kaspersky đúng chuẩn là trong hộp giấy cứng, có seal hộp đầy đủ. Bên trong hộp có giấy hướng dẫn sử dụng, bao đựng đĩa cài đặt, đĩa cài đặt, và thẻ cào với các thông tin và hướng dẫn chi tiết cho người dùng. Khách hàng cần chú ý điểm này khi có nhu cầu mua bản quyền Kaspersky chính hãng.

Phần mềm diệt Virus Kaspersky được rao bán trên trang Lazada (Ảnh: Tổng hợp)

Hay trên trang thương mại điện tử Tiki, giá phần mềm bản quyền Microsoft niêm yết rẻ hơn rất nhiều so với các đại lý chính hãng và còn discount tận 73%. Chưa rõ thật giả về các license bán tại đây nhưng mong muốn các trang bán hàng online cần yêu cầu các đơn vị tham gia mua bán phải cung cấp giấy chứng nhận partner ủy quyền hoặc reseller phân phối chính hãng phần mềm để người dùng không hoang mang khi mua hàng cũng như cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm bản quyền.

phần mềm bản quyền giả

Các phần mềm Microsoft được bán giá rẻ trên Tiki (Ảnh: Tổng hợp)

Mặc dù được cảnh báo không ít lần về tình trạng hàng giả, hàng nhái nhưng một bộ phận người dùng vẫn chủ quan và xem nhẹ dẫn đến việc chịu hậu quả nặng nề. Nhiều trường hợp người dùng nhận được mã trung gian để apply nhận key, hoặc nhận được đĩa DVD hay các đường link download và cài đặt phần mềm kèm mã kích hoạt license. Tuy nhiên tất cả lại là phần mềm giả được nhúng mã độc, có nguy cơ đánh cắp thông tin cá nhân người dùng, tài khoản mạng xã hội, thẻ giao dịch ngân hàng hoặc xâm phạm quyền bảo mật và riêng tư khác.

Tại sao người dùng vẫn thờ ơ?

Rất nhiều cảnh báo được đưa ra để khách hàng mua hàng thông minh và cẩn thận hơn khi lựa chọn sản phẩm, nhưng tại sao người dùng vẫn chủ quan?

Thời gian gần đây, sự ra đời của hàng loạt các website thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi… việc mua sắm online đã không còn mấy xa lạ với người người dùng Việt.

Tỉ lệ mua sắm online của người dùng theo thống kê của Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao năm 2018 là 2,7%, tăng gấp 3 lần 1 năm trước đó. Các trang web này rất tích cực quảng cáo, vì thế chỉ cần vài từ khóa sản phẩm, người mua hàng nghiễm nhiên thấy ngay kết quả cần tìm trên trang 1 Google. Kẽ hở trong chính sách và hệ thống quản lý trang web trực tuyến chính là điểm yếu, khiến việc kiểm soát hàng hóa của các đơn vị bán hàng đăng kí chưa sát sao. Cộng với tâm lý người mua, RẺ, TIẾT KIỆM góp phần thúc đẩy việc buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan.

Việc chưa phổ cập đầy đủ thông tin về các văn bản luật về việc kinh doanh, mua bán phần mềm bản quyền cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng hàng giả, hàng lậu tung hoành.

Những rủi ro khi mua phần mềm bản quyền không chính hãng

Phần mềm bị nhúng mã độc gây mất dữ liệu cá nhân hay thông tin doanh nghiệp

Mã độc chạy ẩn làm chậm thiết bị người dùng

Không nhận được dịch vụ chăm sóc khách hàng và hỗ trợ kĩ thuật

Thời hạn giấy phép bản quyền không đúng như cam kết

Không kích hoạt được License do bị làm giả

Thương hiệu và danh tiếng doanh nghiệp bị ảnh hưởng

 

Thực trạng nhúng mã độc vào phần mềm lậu là một trong những phương thức mà các hacker sử dụng để xâm nhập vào các máy tính ngày càng trở nên phổ biến và đáng báo động. Mua phần mềm không bản quyền đồng nghĩa với việc các chức năng bảo vệ thiệt bị đã tắt, người dùng sẽ dễ dàng bị mất dữ liệu, bao gồm dữ liệu cá nhân và thông tin nhạy cảm như mật khẩu và thông tin tài chính, tài khoản email,…

Bên cạnh đó, người dùng còn gặp phải vấn đề về hiệu suất khi những mã độc chạy ẩn làm chậm thiết bị. Ngoài việc cập nhật phần mềm và các bản vá lỗi an ninh thì việc thông minh khi lựa chọn mua phần mềm chính hãng rất cần thiết. Điều tra cũng cho thấy, các doanh nghiệp dần nhận thấy việc sử dụng phần mềm trái phép ngày càng tốn kém và gây nhiều rủi ro. Hiện tại, nguy cơ các tổ chức gặp phải phần mềm độc hại khi tiếp nhận hoặc cài đặt một gói phần mềm trái phép hay mua một chiếc máy tính cài sẵn phần mềm trái phép là một phần ba. Tính trung bình, mỗi cuộc tấn công bởi phần mềm độc hại có thể tiêu tốn của doanh nghiệp 2,4 triệu USD và mất tới 50 ngày để khắc phục. (Theo Báo cáo BSA 2018)

Trong trường hợp việc nhiễm phần mềm độc hại khiến công ty phải ngừng hoạt động hoặc mất dữ liệu kinh doanh, có thể thương hiệu và danh tiếng của công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh rủi ro bị nhúng mã độc, khi mua phần mềm không chính hãng, bạn có thể sẽ không nhận được dịch vụ chăm sóc khách hàng và hỗ trợ kĩ thuật từ hãng hoặc đơn vị phân phối; thời hạn bản quyền có thể không đúng như cam kết; hoặc không kích hoạt được phần mềm do key kích hoạt bị làm giả.

Vì thế, người dùng nên chọn đúng kênh mua hàng để yên tâm và được nhiều lợi ích. Hãy là người dùng thông minh trong thời đại công nghệ số!

 DiemDH – 6/2019

 

Nhanh tay đăng ký thông tin quan trọng & khuyến mãi có chọn lọc để nhận ưu đãi giới hạn

lên đến 29%